Những câu hỏi thường gặp về thông báo website với Bộ Công Thương

0
123

Bạn đang tìm kiếm thông tin về chính sách, quy định mới nhất về thương mại, công nghiệp và tiêu dùng tại Việt Nam? Việc thông báo website với Bộ Công Thương là cách giúp website của ạn trở nên đáng tin cậy mà bạn không nên bỏ qua.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng trang web này:

Những câu hỏi thường gặp về thông báo website với Bộ Công Thương

Để thông báo website với Bộ Công Thương, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh file pdf, file hình ảnh
  • Tên miền của website (hay còn gọi domain) của người bán hàng cần đăng ký (link tên mền)
  • Chứng minh nhân dân (CMND)/ Căn cước công dân (CCCD)/ Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
  • Các thông tin liên hệ bao gồm emai và số điện thoại.
  • Mã số thuế hay mã số doanh nghiệp trên GPKD.
Câu hỏi thường gặp về thông báo website với Bộ Công Thương

Đọc thêm: Những website nào phải tiến hành đăng ký website với Bộ Công Thương

Có nên thông báo website với Bộ Công Thương không?

  • CÓ, Vì khi đăng ký, thông báo website với Bộ công thương không tốn lệ phí.
  • Và nếu không đăng ký, thông báo thì rủi ro sẽ bị phạt tiền rất nặng từ 10.000.000 – 40.000.000 đồng

Vì vậy, nếu đã xác định thiết lập trang web để thực hiện các hoạt động kinh doanh thì nên đăng ký để khẳng định thương hiệu, uy và đặc biệt không bị phạt.

Thời gian thông báo website với Bộ Công Thương

Thời gian đăng ký website nhanh chậm sẽ căn cứ vào từng website. Thông thường thời gian sẽ mất từ 1 cho đến 3 tuần.

  • Thời gian tạo tài khoản cho người bán hàng khoảng từ 5-7 ngày để Bộ Công Thương sẽ duyệt hồ sơ.
  • Bổ sung các chính sách và đưa thông tin lên website của mình (Người bán hàng chủ động thực hiện)
  • Mất khoảng từ 10 – 15 ngày làm việc để chuyên viên của BCT xử lý và giải quyết hồ sơ. (Thời gian nhanh chậm còn tuỳ thuộc vào số lượng hồ sơ tồn động phía BCT)
  • Một trong các vấn đề khiến cho việc thông báo, đăng ký website bị kéo dài như chọn sai đối tượng, nộp thiếu hồ sơ, vì vậy, phải điều chỉnh lại nội dung trên website cho chính xác.

Khi nào cần thông báo website với Bộ Công Thương?

  • Thời gian thông báo website với Bộ Công Thương ngay khi trang web được thiết kế xong.
  • Thời gian đăng ký website với Bộ Công Thương: Đối với đăng ký website bán hàng với BCT. Tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân nên hoàn thành đầy đủ các thủ tục đăng ký trước khi cho website hoạt động trao đổi thương mại đề phòng trường hợp bị phát hiện và xử phạt nặng.

Đọc thêm: Cách thông báo bộ công thương cho website về nghành thực phẩm

Quy định về xử phạt khi không thông báo website với Bộ Công Thương?

Các quy định về xử phạt khi không thông báo website với Bộ Công Thương
  1. Người bán hàng sử dụng trang web để kinh doanh mà không đăng ký hay thông báo với Bộ Công thương thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định pháp luật. Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP và đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP về quy định các vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chi tiết mục 11 – Điều 81 khoản 2,3,4,5 theo nghị định Số: 185/2013/NĐ-CP mức phạt được quy định cụ thể liên quan như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định;

b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại tên miền;

c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;

d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

e) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, đ và e khoản 3 Điều này.

Đọc thêm: Cách thông báo Bộ Công Thương đối với website thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng (TPCN)

Thông báo website với bộ Công Thương để làm gì?

Việc thông báo Website với Bộ Công Thương để củng cố lòng tin của khách hàng, giúp khách hàng an tâm hơn khi ra quyết định mua hàng, sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Bên cạnh đó doanh nghiệp khi nhận được xác nhận của Bộ Công Thương là điều cần thiết giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu tên tuổi của mình trên thị trường và tránh những hậu quả pháp lý không đáng có.

Nếu bạn có nhu cầu thông báo website với Bộ Công Thương thì cứ liên hệ Thảo 0909 576 798 nhé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here