Email Marketing đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing cũng như giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng.
Với khả năng tiếp cận đến lượng lớn người dùng chỉ bằng một cú nhấp chuột, phương thức này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và tiếp cận khách hàng hiệu quả.
Cùng mình tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Email Marketing là gì?
Email marketing là một chiến lược tiếp thị sử dụng email để truyền tải nội dung và thông tin đến một nhóm khách hàng mục tiêu, với mục đích quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, tăng cường tương tác với khách hàng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
Khác với spam, email marketing mục tiêu vào đối tượng đã được nghiên cứu kỹ, từ đó xây dựng mối quan hệ khách hàng chặt chẽ và tăng tỷ suất hoàn vốn (ROI).
Bằng cách cung cấp thông tin có giá trị qua email, doanh nghiệp có thể củng cố lòng trung thành của khách hàng, khuyến khích họ mua hàng, đồng thời tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy hành vi mua hàng, qua đó mang lại nguồn doanh thu hiệu quả.
Các loại Email Marketing phổ biến
Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình thức marketing bằng email để thu hút khách hàng
Sau đây là một số loại email phổ biến mà bạn có thể tham khảo
- Email Sale
- Email giao dịch
- Email chào mừng
- Email bản tin
- Email sale
Email sale (hay còn gọi là email ưu đãi) là một cách hiệu quả để thông báo về các chương trình giảm giá hoặc quà tặng hấp dẫn của thương hiệu. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thúc đẩy quá trình mua hàng bằng cách tặng phiếu mua hàng với ưu đãi đặc biệt hoặc phần thưởng đến người đăng ký.
Để tăng tính hấp dẫn, bạn nên giới hạn thời gian nhận ưu đãi. Đồng thời, nội dung của email cần được viết ngắn gọn và phải chứa đựng thông điệp mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của người đọc. Điều này giúp kích thích hành động mua hàng và tạo động lực cho khách hàng tham gia vào chương trình ưu đãi.
3 thời điểm mà bạn có thể sử dụng email sale một cách hiệu quả là:
- Gia tăng, tăng trưởng doanh thu: Email Marketing là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy doanh số bán hàng. Bằng cách tạo ra các chiến dịch email độc đáo, bạn có thể kích thích sự quan tâm từ phía khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bán hàng.
- Quảng bá chương trình ưu đãi: Khi bạn cần quảng bá chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi đặc biệt, là một công cụ tuyệt vời để thông báo và thu hút sự quan tâm từ khách hàng.
- Ra mắt sản phẩm mới: Thông qua việc tạo ra các chiến dịch email chất lượng cao, bạn có thể giới thiệu sản phẩm mới của mình đến người đọc. Từ đó, bạn sẽ thu hút được sự quan tâm từ khách hàng và tăng cơ hội bán hàng.
Email marketing thông báo về các chương trình giảm giá
Email giao dịch
Email giao dịch được sử dụng sau khi đối tác, khách hàng đã thực hiện một giao dịch thành công, thường tập trung vào việc xác nhận giao dịch đã được thực hiện hoặc hướng dẫn khách hàng hoàn tất quá trình mua hàng, có thể bao gồm thông tin về trạng thái xác nhận đơn hàng, hóa đơn điện tử…
Tuy email giao dịch không tập trung vào việc quảng bá sản phẩm, phương thức này lại góp phần đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Những email thông báo giao dịch ngay lập tức giúp người mua nhận thấy bản thân đang đang nhận được những gì họ yêu cầu.
Email chào mừng
Đây là email đầu tiên mà khách hàng nhận được từ doanh nghiệp sau khi đăng ký nhận email hoặc thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ.
Cụ thể, nếu bạn nhận thấy tiềm năng mua hàng từ một nhóm khách hàng cụ thể, hãy gửi email chào mừng và khuyến khích họ trải nghiệm mua sắm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên lưu ý một vài điểm sau khi gửi email chào mừng:
- Tính nhất quán: Email chào mừng cần có sự liền mạch với các email tiếp theo trong chiến dịch. Sự thiếu tương đồng có thể làm mất uy tín của doanh nghiệp và khiến khách hàng cảm thấy lo lắng về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Khuyến mãi và quà tặng: Một trong những cách kích thích khách hàng mua hàng là kèm theo khuyến mãi hoặc quà tặng. Thay vì chỉ gửi một email chào mừng thông thường, bạn hãy gửi đến người đọc quà tặng, khuyến mãi,…
- Kiểm soát số lượng email: Bạn cần đảm bảo rằng doanh nghiệp không gửi quá nhiều email đến khách hàng. Điều này có thể làm cho email của bạn trở nên nhàm chán hoặc trở thành email spam.
Email bản tin
Email bản tin là sự lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá dịch vụ và sản phẩm thông qua tiếp thị nội dung. Thay vì gửi các thông điệp quảng cáo trực tiếp, email bản tin sẽ tổng hợp các bài báo, video hoặc podcast đặc sắc nhất và gửi đến hộp thư của người đăng ký.
Bên cạnh đó, bản tin cũng tập trung vào việc chia sẻ các tin tức liên quan đến hoạt động kinh doanh của thương hiệu. Đây có thể là những cột mốc mới, thông tin về sản phẩm mới,… Thông thường, email bản tin sẽ được gửi đều đặn theo lịch trình (hàng tuần, hai tuần một lần hoặc hàng tháng).
Tuy nhiên, nếu nội dung chỉ tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà không đem lại giá trị thực sự, khách hàng sẽ không cảm thấy yêu thích. Do đó, một bí quyết để email bản tin thêm hấp dẫn là lồng ghép các thông tin hữu ích hoặc chia sẻ bí quyết.
Ví dụ, một khách hàng có đam mê về du lịch sẽ mong muốn nhận thông tin về các địa điểm mới, kinh nghiệm du lịch hoặc những gợi ý về việc lập kế hoạch cho các chuyến đi tiếp theo.
Tầm quan trọng của Email Marketing
Dự kiến đến năm 2025, gần một nửa dân số toàn cầu sẽ sử dụng email. Đặc biệt, với người dùng ở độ tuổi hơn 50, tiếp thị qua email ngày càng được ưa chuộng, ước tính sẽ có hơn 4,7 tỷ người dùng vào năm 2026.
Ngoài ra, theo thống kê của Statista, trong năm 2021, trên thế giới đã có hơn 306 tỷ email được gửi và nhận và có khoảng 4.15 tỷ người dùng email. Dự kiến số người dùng email marketing có thể tăng lên 4.6 tỷ vào năm 2025. Đồng thời, tỷ lệ email được gửi từ thiết bị di động cũng đang tăng lên.
Xét về góc độ doanh nghiệp, nghiên cứu của Campaign Monitor đã chỉ ra rằng tiếp thị qua email có tỷ lệ ROI lên đến 4400%. Điều này tương đương với việc doanh nghiệp sẽ nhận lại được 44 đô la lợi nhuận cho mỗi 1 đô la đã đầu tư.
Đó cũng chính là lý do mà có hơn 87% doanh nghiệp đã lựa chọn email marketing là phương thức tiếp thị chính trong kinh doanh.
Vai trò của email marketing đối với doanh nghiệp
Trước sự gia tăng mạnh mẽ của người email toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Ngay sau đây, bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời mà email marketing mang lại nhé.
- Thúc đây doanh số bán hàng
- Tăng nhận thức về thương hiệu
- Tối ưu chi phí quảng cáo
- Thống kê chi tiết chiến dịch
- Củng cố lòng trung thành của khách hàng
- Thúc đẩy doanh số bán hàng
Email marketing là công cụ hữu ích để thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Bằng cách gửi email chứa thông tin sản phẩm, khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt đến khách hàng, thương hiệu có thể khuyến khích người dùng mua sắm và tăng doanh số bán hàng.
Đặc biệt, việc gửi những email nhắc nhở về các sản phẩm mà khách hàng đã thêm vào giỏ hàng nhưng chưa hoàn tất thanh toán cũng là một chiến lược kích thích hành động mua hàng hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng cơ hội chuyển đổi và cải thiện doanh thu đáng kể.
Tăng nhận thức về thương hiệu
Một trong những lợi ích tuyệt vời của marketing bằng email là giúp người dùng tăng nhận thức về thương hiệu. Cụ thể, email tiếp thị cho phép bạn gửi thông điệp trực tiếp đến khách hàng giúp thương hiệu của bạn được hiển thị trước người dùng. Từ đó, bạn có thể hình thành thói quen, nhận thức của người đọc về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Đồng thời, gửi email đều đặn tới khách hàng cũng giúp xây dựng lòng trung thành của người dùng. Nhờ đó, bạn có thể gia tăng doanh số bán hàng, có thêm thông tin của khách hàng từ các bảng khảo sát trực tuyến và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cá nhân hóa các email marketing cho phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng người nhận. Việc này tạo ra một trải nghiệm gần gũi và cá nhân hóa hơn, giúp tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu.
Tối ưu chi phí quảng cáo
Trong lĩnh vực Marketing, quảng cáo thông qua Google Ads, Facebook, Instagram, KOLs, OOH,… đều đem lại nhiều cơ hội cho việc quảng bá và tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, những kênh này thường đòi hỏi mức đầu tư tài chính cao.
Trong khi đó, chi phí cho các chiến dịch email marketing thường rất thấp và phù hợp với tình hình kinh tế của nhiều doanh nghiệp.
Cụ thể, tiếp thị bằng email sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí in ấn, thiết kế banner, vận chuyển, đi lại,… Thay vào đó, bạn chỉ cần đầu tư vào phần mềm email marketing chuyên dụng để tự động hóa việc gửi email. Đặc biệt, những công cụ này có khả năng gửi hàng ngàn email cùng một lúc nên sẽ giúp doanh nghiệp giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Thống kê chi tiết chiến dịch
Khi sử dụng email để marketing, doanh nghiệp có thể đo lường nhanh chóng về hiệu suất của chiến dịch mà không cần phải chờ đợi. Các hệ thống công cụ đo lường sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các chỉ số quan trọng như tỷ lệ email vào hộp thư đến, tỷ lệ mở email, lượt tương tác, tỷ lệ click vào liên kết và tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate).
Nhờ vào những số liệu này, bạn có thể theo dõi và phân tích chi tiết hành vi của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng điều chỉnh và cải thiện chiến lược tiếp thị của mình để tiếp cận đúng tệp khách hàng.
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Khách hàng trung thành là nhóm đối tượng luôn tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu một cách đều đặn, ổn định. Do đó, việc xây dựng tệp khách hàng trung thành luôn là một trong những mục tiêu quan trọng của các thương hiệu.
Bain & Company đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng trong 5% tỷ lệ khách hàng trung thành có thể dẫn đến một khoản tăng lợi nhuận từ 25-95%. Các nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh khách hàng trung thành thường có xu hướng mua nhiều hơn, đóng góp một phần lớn vào doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có thể thấy, email marketing không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng hiện tại mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố lòng trung thành của người mua. Bằng cách thường xuyên gửi các thông điệp chất lượng, khuyến mãi đặc biệt và thông tin hữu ích đến người đăng ký, doanh nghiệp có thể giúp duy trì sự kết nối lâu dài với khách hàng.
Đặc biệt hơn, việc gửi email đều đặn và có tính cá nhân hóa giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và đánh giá cao sự chăm sóc từ phía thương hiệu. Từ đó, người mua sẽ luôn trung thành với sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Làm thế nào để xây dựng email marketing hiệu quả?
Làm thế nào để xây dựng email marketing hiệu quả là câu hỏi được khá nhiều thương hiệu quan tâm. Để giúp chiến dịch tiếp thị bằng email của bạn đạt tỉ lệ chuyển đổi cao, Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn 5 bước quan trọng sau đây.
Bước 1: Khai thác danh sách email khách hàng chất lượng
Để có thể gửi email marketing, bạn cần chuẩn bị một danh sách email của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến.
Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng để xây dựng danh sách email khách hàng tiềm năng:
- Doanh nghiệp có thể tạo một biểu mẫu đăng ký nhận tin trên trang web để thu thập thông tin từ người truy cập.
- Bạn hãy tận dụng thông tin khách hàng có từ các nguồn cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống quản lý khách hàng.
- Khi khách hàng tương tác hoặc mua sản phẩm, bạn có thể yêu cầu người mua để lại thông tin và email.
Một cách hiệu quả khác là mua danh sách email từ các đơn vị chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn hãy đảm bảo đây là danh sách chất lượng và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư.
Bước 2: Tạo nội dung phù hợp với khách hàng
Theo một vài thống kê, các mẫu email marketing được tối ưu hóa và có mục tiêu cụ thể thường đem lại hiệu quả vượt trội hơn so với các email được gửi một cách đại trà. Do đó, để cá nhân hoá mẫu email tiếp thị và xây dựng nội dung phù hợp, bạn nên tham khảo các gợi ý sau:
- Doanh nghiệp nên phân loại danh sách email dựa trên đặc điểm về ngành nghề, hành vi tương tác và thông tin cá nhân của người nhận. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc cá nhân hóa nội dung email và tăng lượt tương tác cho chiến dịch.
- Việc sử dụng các loại email tự động như chuỗi email chào mừng, thông báo nhắc nhở về giỏ hàng chưa thanh toán là một cách hiệu quả để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Bạn có thể thêm tên người nhận vào dòng lời chào hoặc câu kết để cảm giác gần gũi. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tương tác và tiếp cận email từ người đọc.
Ví dụ: Với các thương hiệu về mỹ phẩm, bạn cần xem xét phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Chẳng hạn như khách hàng nữ trong độ tuổi từ 25-35, quan tâm đến sản phẩm chăm sóc da ban ngày và sinh sống ở các thành phố lớn. Từ đó, bạn có thể tối ưu hoá nội dung email sao cho phù hợp với tệp người đọc này.
Bước 3: Xây dựng chiến dịch email đặc biệt
Sau khi đã chuẩn bị danh sách khách hàng tiềm năng và nội dung email hoàn chỉnh. Ở bước tiếp theo, bạn cần xây dựng một chiến dịch email độc đáo và tiềm năng để gửi đến khách hàng.
Lưu ý, đây là bước quyết định thông điệp của bạn có đủ ấn tượng hay không. Chính vì thế, doanh nghiệp hãy tham khảo ngay những bước sau đây nhé:
- Xác định rõ mục tiêu của chiến dịch: Đầu tiên, bạn hãy quyết định đâu là mục tiêu tiên quyết của chiến dịch email marketing. Chẳng hạn như, bạn cần tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng hay chia sẻ nội dung chất lượng. Việc này sẽ giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp và đo lường kết quả một cách hiệu quả.
- Quyết định đối tượng gửi email: Bạn hãy lựa chọn người gửi email để tạo ấn tượng tích cực với người nhận. Đó có thể là Giám đốc điều hành của công ty hoặc một nhân vật có uy tín và sức ảnh hưởng trong ngành.
- Lựa chọn chủ đề email: Chủ đề email là yếu tố hấp dẫn và tạo sự ấn tượng cho khách hàng. Nếu nội dung chủ đề không phù hợp, người đọc sẽ nhanh chóng bỏ qua email của bạn. Điều này sẽ khiến chiến dịch của bạn thất bại và không thu hút được tệp đối tượng mục tiêu.
- Thiết kế email chuyên nghiệp: Bên cạnh nội dung, bạn cần sáng tạo bố cục, hình ảnh bên trong email thật chuyên nghiệp để thu hút người đọc. Tuy không có ý định mua hàng, người dùng email vẫn có thể xem email của bạn nếu hình ảnh thật sự ấn tượng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến những điều sau:
- Bạn nên hạn chế sử dụng hình ảnh có dung lượng hoặc kích thước lớn. Tỷ lệ chuẩn là 60% văn bản và 40% hình ảnh là phù hợp nhất.
- Bạn cần đảm bảo nội dung email dễ đọc và có lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng.
- Bạn nên thử nghiệm email bằng cách gửi vào hộp thư của bản thân trước khi gửi cho khách hàng đảm bảo mọi thông điệp và hình ảnh hiển thị đúng cách. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng tên cá nhân của khách hàng trong email thông qua các công cụ tùy chỉnh, hãy đảm bảo rằng email hiển thị tên chính xác khi gửi đi.
Bước 4: Hướng tới những mẫu thiết kế Email ấn tượng
Thiết kế email đẹp mắt và chuyên nghiệp có thể tạo ấn tượng tích cực ngay từ cái nhìn đầu tiên, giúp thu hút sự chú ý của người nhận. Do đó, bạn nên theo dõi các xu hướng thiết kế mới nhất trong lĩnh vực email marketing.
Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp sử dụng các yếu tố thiết kế đặc biệt như hình ảnh động, hiệu ứng chuyển động, layout, font chữ,… Bên cạnh khả năng tự sáng tạo, bạn có thể tham khảo một số công cụ hỗ trợ thiết kế như BizMail, Mailchimp hoặc Campaign Monitor. Ngoài ra, Canva và BEE Free cũng cung cấp các mẫu email đồ họa sẵn có và trình chỉnh sửa chuyên nghiệp.
Bước 5: Theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch
Sau khi đã gửi email đi, bạn cần liên tục theo dõi và đánh giá hiệu suất của chiến dịch. Một số yếu tố mà doanh nghiệp phải chú ý là:
- Ghi nhận các chỉ số chính của email: Bạn cần đo lường tỷ lệ mở thư, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ trả lại, tỷ lệ spam, tỷ lệ chặn và tỷ lệ hủy đăng ký để xác định hiệu suất của chiến dịch. Đồng thời, bạn nên đặt các chỉ số chuẩn và lập biểu đồ để theo dõi sự thay đổi theo thời gian của kết quả.
- So sánh hiệu suất giữa các chiến dịch: Khi có đủ dữ liệu, bạn nên so sánh hiệu suất của các chiến dịch khác nhau để xác định thời gian và tần suất gửi email phù hợp nhất.
- Kiểm tra các yếu tố khác nhau: Bạn hãy thử nghiệm các yếu tố khác nhau trong chiến dịch như nội dung mạnh mẽ, câu chủ đề, vị trí của lời kêu gọi hành động. Sau đó, bạn tiến hành theo dõi kết quả sau mỗi lần thay đổi để khám phá đâu là những yếu tố giúp cải thiện hiệu suất chiến dịch.
Ngoài ra, bạn cũng nên lọc lại danh sách cơ sở dữ liệu để loại bỏ những email không tiềm năng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian và chi phí cho các chiến dịch tiếp theo.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên làm mới danh sách dữ liệu bằng cách xoá các địa chỉ email có báo cáo là spam hoặc những khách hàng đã không hoạt động từ 3 đến 6 tháng.
Một số công cụ tiếp thị qua email hiệu quả
Phần lớn, các marketer khi sử dụng email marketing sẽ tận dụng thêm một số công cụ và nền tảng để tối ưu hiệu quả của chiến dịch.
Các nền tảng này cung cấp các tính năng nâng cao giúp bạn cá nhân hóa email, quản lý danh sách liên hệ, tự động hóa việc gửi email,… Một số công cụ phổ biến bạn có thể sử dụng là:
- Mailchimp
- Get Response
- Constant Contact
- Active Campaign
Ngoài ra, BizMail là công cụ hỗ trợ email marketing hiệu quả
Những nguyên nhân khiến Email Marketing kém hiệu quả
Một số doanh nghiệp thường nhận được kết quả không như mong đợi khi sử dụng email marketing. Vấn đề này thường khá phổ biến vì bạn có thể đã mắc phải một số lỗi cơ bản sau:
- Doanh nghiệp không thực sự hiểu về khách hàng: Thiếu hiểu biết về khách hàng là nguyên nhân chính khiến chiến dịch email marketing không đạt hiệu quả. Việc nắm bắt đúng nhu cầu và hành vi của khách hàng là cơ sở để xây dựng nội dung email phù hợp.
- Email chưa cá nhân hoá: Việc không cá nhân hóa email dẫn đến tình trạng gửi thông điệp không phù hợp đến người nhận, làm giảm hiệu quả của chiến dịch.
- Email không có tiêu đề hiệu quả: Dòng tiêu đề không hấp dẫn không chỉ khiến email bị bỏ qua mà còn giảm tỷ lệ mở email. Do đó, bạn cần sử dụng ngôn từ hấp dẫn và cá nhân hóa tiêu đề để tăng sự chú ý của người nhận.
- Không theo dõi và đánh giá kết quả của chiến dịch: Việc không theo dõi và đánh giá kết quả sau khi thực hiện email tiếp thị sẽ khiến bạn không xác định được điểm yếu của chiến dịch.
- Nguồn cơ sở dữ liệu của email không phù hợp: Phần lớn, người nhận sẽ không quan tâm đến nội dung email nếu đó không phải là nhu cầu của họ. Chính vì thế, email marketing kém hiệu quả cũng có thể xuất phát từ việc nguồn dữ liệu không đúng với tệp khách hàng mục tiêu.
Những thuật ngữ email marketing nên biết
Để dễ dàng đánh giá hiệu suất của chiến dịch, doanh nghiệp nên nắm rõ những thuật ngữ dành cho tiếp thị bằng email sau:
- Tỷ lệ thoát (Bounce rate): Phần trăm thư không được máy chủ email của người nhận nhận được.
- Tỷ lệ chấp nhận (Acceptance rate): Phần trăm email được nhận bởi máy chủ email của người nhận.
- Tỷ lệ mở (Open rate): Tỷ lệ email được người nhận mở, một trong những số liệu chính để xác định thành công của chiến dịch đó. Tỷ lệ mở càng cao thì chiến dịch càng hiệu quả
- Dòng chủ đề (Title): văn bản hiển thị trong hộp thư đến của người nhận mô tả email. Dòng chủ đề phải hấp dẫn và phù hợp với người nhận.
- Kêu gọi hành động (CTA): Liên kết hoặc nút kết nối với nội dung tải xuống hoặc trang web, ví dụ như trang sản phẩm, bài đăng blog hoặc trang lập lịch.
- Tỷ lệ chuyển đổi (CR): Đây là khái niệm chỉ số lượng người nhận theo dõi CTA bằng cách nhấp vào liên kết hoặc mua hàng, như khi người nhận nhấp vào liên kết để đến trang web của bạn.
- Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Tỷ lệ phần trăm người nhận nhấp vào CTA trong email.
- Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate): Tỷ lệ phần trăm người nhận thực hiện một hành động cụ thể trong email, như nhấp vào liên kết, trả lời email hoặc chia sẻ nội dung.
- Tỷ lệ chia sẻ (Share Rate): Phần trăm người nhận chia sẻ email với người khác thông qua các nút chia sẻ xã hội hoặc gửi email cho người thứ ba.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về khái niệm và các bước để xây dựng email marketing hiệu quả. Trong quá trình tiếp thị bằng email, bạn cần tận dụng thêm nhiều công cụ hỗ trợ để tối ưu hoá hiệu suất.