Nếu bạn đang bắt đầu với LinkedIn, bạn có thể tham khảo các bước cơ bản tự tối ưu hoá hồ sơ LinkedIn. Dù kinh doanh nghành công nghệ thông tin hay dưới bất kỳ hình thức nào, chúng ta đều phải làm được những bước cơ bản là tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Các bước xây dựng kênh LinkedIn để tìm khách hàng tiềm năng
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Có rất nhiều cách thức để tìm kiếm khách hàng tiềm năng của bạn, nếu bạn có nền tảng tài chính vững mạnh và không muốn mất thời gian, bạn có thể thuê một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hoặc sử dụng các dịch vụ trả phí, quảng cáo có phí trên nền tảng LinkedIn.
Để tiết kiệm chi phí, mình chọn phương pháp thủ công, điều này không những giúp mình tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, mà việc dành nhiều thì giờ phân tích thị trường còn giúp mình hiểu thị trường và có mối quan hệ sâu sắc với đối tác và khách hàng hơn.
Vậy làm thế nào mà mình có thể tìm kiếm tới 600 khách hàng tiềm năng mỗi tháng?
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua Group LinkedIn
Group LinkedIn là các hội nhóm dành cho các thành viên có cùng quan tâm tới một ngành nghề hoặc sản phẩm nào đó.
Ngoài ra, Group LinkedIn là một mỏ vàng để bạn khai thác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nếu bạn đang kinh doanh mãng domain, hosting, Cloud VPS, Email doanh nghiệp thì bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng tại đây.
Thông thường, mỗi ngày mình sẽ dành ra một giờ đồng hồ vào buổi sáng, để đọc hết các post do các thành viên trong group chia sẻ, tương tác và kết bạn với họ. Kết quả đạt được là mình sẽ thu về từ 3 đến 5 khách hàng tiềm năng mỗi ngày.
Đọc thêm: Easymail là gì? Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng Easymail?
Tìm kiếm khách hàng thông qua Connections của người khác
Connections cũng giống như friend list, hay danh sách bạn bè trên Facebook vậy, bạn sẽ biết được đối tác, khách hàng và đồng nghiệp của một người và họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn hay không.
Mình lại tiếp tục ví dụ với dịch vụ IT (domain, hosting, Cloud), nếu bạn đang bán thì sẽ tập trung vào khách hàng tiềm như nhân viên IT, công ty thiết kế website,…
Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn có thể gửi lời mời kết bạn tới các bạn IT, và khai thác từ danh sách connections của họ.
Mình thường dành 1-2 tiếng mỗi ngày để phân tích connections của một người, sau đó lựa chọn và gửi lời mời kết bạn tới khoảng 10-15 khách hàng mà mình thấy tiềm năng nhất.
Tìm kiếm khách hàng thông qua Page doanh nghiệp
LinkedIn khá giống với Facebook, nếu Facebook có Fanpage thì LinkedIn cũng có Page, đây là trang do các doanh nghiệp lập ra nhằm chia sẻ thông tin về công ty, tuyển dụng, và danh sách nhân viên. Bạn có thể truy cập danh sách các nhân viên của một công ty ở mục People.
Bạn hãy nhìn vào phương pháp bán hàng truyền thống, trước đây các công ty nghành công nghệ thông tin thường cử nhân viên gọi điện hoặc email tới khách hàng tiềm năng để chào hàng, việc này rất mất thời gian do khách hàng phải chuyển điện thoại hoặc email của bạn tới người phụ trách, nhiều khi họ bỏ qua yêu cầu của bạn.
Với LinkedIn, bạn có thể tìm chính xác nhân viên IT của khách hàng tiềm năng là ai, sau đó gửi lời mời kết bạn và nhắn tin chào hàng tới họ.
Sau khi lên danh sách khách hàng doanh nghiệp, mình sẽ dành khoảng 1 tiếng mỗi ngày để lọc danh sách nhân viên, gửi lời mời tới người phụ trách mua hàng (thường là quản lý mua hàng, nhân viên IT, v.v…). Với cách làm này, mình có thể tìm được từ 3-5 khách hàng tiềm năng mỗi ngày.
Tìm kiếm khách hàng thông qua công cụ tiềm kiếm LinkedIn Search
LinkedIn Search là công cụ tìm kiếm trên LinkedIn, giúp bạn tìm kiếm hội nhóm, bạn bè, bài viết và doanh nghiệp. Đây là công cụ hiệu quả nhất của LinkedIn, tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng của công cụ này, đôi khi bạn phải trả một khoản phí nhất định.
Mình sử dụng công cụ này như một nền tảng để khởi đầu cho việc xây dựng kênh của mình.
Ví dụ, khi mình gõ từ khoá tìm kiếm là “email, hosting, Cloud”, mình sẽ nhận được các thông tin bao gồm Group các công ty phần mềm, doanh nghiệp sản xuất phần mềm, các Post có nội dung liên quan đến Email, Cloud Server, domain và những người đang hoạt động trong ngành này
Như vậy, công cụ LinkedIn search là nền tảng ban đầu giúp mình triển khai các phương thức tìm kiếm khách hàng tiềm năng mà mình đã chia sẻ ở trên.
Quảng bá sản phẩm của bạn trên LinkedIn
Cách đơn giản để quảng cáo các dịch vụ IT (domain, hosting, email doanh nghiệp) của bạn tới khách hàng tiềm năng là sử dụng dịch vụ quảng cáo có trả phí của LinkedIn.
Tuy nhiên cách này đòi hỏi bạn phải có nền tảng tài chính vững mạnh, do chi phí quảng cáo là không hề nhỏ, đặc biệt với đối tượng khách hàng toàn cầu, độ phủ sóng cao.
Cách này thường được các công ty lớn sử dụng, còn đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân làm xuất khẩu thì tiết kiệm chi phí là ưu tiên hàng đầu
Vậy làm sao để không tốn tiền quảng cáo mà vẫn đánh trúng mục tiêu và mang lại hiệu quả cao? Giải pháp đã được chúng ta nhắc đến ở phần 1 của bài viết này, khi bạn đã có trong tay danh sách khách hàng tiềm năng, thì việc bạn chăm sóc họ như nào sẽ quyết định sự thành bại của bạn.
Dưới đây là 3 cách mà mình quảng bá sản phẩm tới khách hàng tiềm năng:
Đăng bài trên Group
Đây là cách được làm nhiều nhất trên LinkedIn, nó mang lại hiệu quả rất cao và không làm mất nhiều thời gian cũng như công sức của bạn.
Tuy nhiên do công việc này khá dễ nên được nhiều người lựa chọn, dễ dẫn tới lạm dụng thành spam, gây rác các hội nhóm, tạo cảm giác tiêu cực khiến khách hàng dễ có tâm lý xa lánh những người dùng chiến lược này.
Để chiến lược quảng cáo trên group của bạn được hiệu quả và gây thiện cảm đối với khách hàng, bạn nên hạn chế tối đa ở mức 1 bài viết mỗi ngày trên mỗi group.
Nội dung nên được chau chuốt từ hình ảnh, ngôn ngữ, và nên được thay đổi thường xuyên để không gây nhàm chán.
Mỗi ngày mình sẽ dành 1 giờ để thiết kế nội dung, và đăng tải lên các hội nhóm. Để tránh spam, mình thường tập trung vào phần hình ảnh bắt mắt, nội dung ngắn gọn, liên quan tới sản phẩm, các nội dung phù hợp là tin tức ngành, giá bán, công nghệ, hội chợ, v.v…
Nếu bạn làm tốt nội dung, bạn sẽ nhận được sự chú ý từ các thành viên trong group, rất nhiều người đã kiếm được khách hàng từ đây.
Nhắn tin trực tiếp cho khách hàng
Sau khi tìm kiếm và thu thập được một danh sách khách hàng tiềm năng ở phần 1, LinkedIn khuyến khích bạn gửi lời chào tới những người kết nối với mình.
Một lời chào và một lời giới thiệu là cách thức đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để bước đầu quảng bá cá nhân và sản phẩm của mình tới khách hàng. Mình thường bắt đầu lời chào với cú pháp “lời chào + giới thiệu bản thân và doanh nghiệp + lời mời hợp tác“.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên nhắn tin cho quá nhiều người cùng một lúc để tránh bị hiểu là spam. Mỗi ngày mình có thể gửi lời chào tới 5-10 người, thời gian dãn cách sau mỗi lần nhắn từ 10′ đến 30′ là phù hợp.
Phương pháp này khá tốn thời gian và đòi hỏi bạn phải có sự nhẫn nại, nhưng nó lại hiệu quả hơn rất nhiều so với những phương pháp khác.
Tương tác với khách hàng
LinkedIn cũng là một mạng xã hội giống như Facebook, sau khi gửi lời chào tới khách hàng tiềm năng, bạn cần có sự tương tác để tạo sự kết nối, gần gũi, thiện cảm với khách hàng của mình.
Hãy dành sự quan tâm của mình tới khách hàng bằng cách like, comment, support các hoạt động của họ. Hãy luôn đọc hết nội dung mà họ chia sẻ, sau đó bạn có thể bình luận trực tiếp hoặc nhắn tin trao đổi, chia sẻ với họ về nhận định của mình.
Nếu Facebook là mạng xã hội mang tính chất giải trí, thì LinkedIn là mạng xã hội của công việc, bạn hãy giao tiếp và tương tác với khách hàng của mình một cách chuyên nghiệp và lịch sự như môi trường công sở, để tạo được sự tin tưởng và thiện cảm tốt nhất từ đối tác của mình.
Xây dựng nội dung và đặt Hashtags phù hợp
Việc xây dựng nội dung trên LinkedIn thể hiện bạn nghiêm túc, chuyên nghiệp và tạo sự tin tưởng đối với khách hàng của mình.
Một người thường xuyên chia sẻ nội dung lên LinkedIn sẽ khiến khách hàng chú ý tới anh ta nhiều hơn, khách hàng sẽ chọn sản phẩm và dịch vụ của anh ta hơn là một người không chia sẻ gì hết.
Thuật toán của LinkedIn cũng rất thích những tài khoản có hoạt động sôi nổi và chia sẻ những nội dung hữu ích, các thuật toán sẽ thu thập thông tin từ tài khoản của bạn và đánh giá chất lượng, sau đó gợi ý tới những tài khoản người dùng khác mà nó cho rằng phù hợp.
LinkedIn cũng có Hashtags, đây là một công cụ rất hữu ích dành cho bạn làm nội dung. Người dùng thường có thói quen theo dõi Hashtags liên quan tới ngành nghề của họ
Ví dụ một người làm trong lĩnh vực thiết kế website sẽ quan tâm tới chủ đề và theo dõi Hashtag là #Cloud #email, nếu bạn thường xuyên cập nhật nội dung về IT, thiết kế website với Hashtag #Cloud #email thì bạn sẽ gây được sự chú tới khách hàng mục tiêu của mình.
Mình thường cập nhật ít nhất 1 nội dung mỗi ngày đi kèm từ 10-15 Hashtags, đây là phương pháp mình thấy hiệu quả nhất khi mình thu về từ 3-5 lượt follows hoặc kết bạn.
Khách hàng tiềm năng thông qua hình thức này thường dễ chốt đơn, do họ chủ động tìm tới bạn và có ấn tượng tốt về bạn.
Sử dụng và khai thác Article hiệu quả
Article là công cụ mà mình thích nhất và khác thác triệt để nhất trong tất cả các công cụ trên LinkedIn, tuy nhiên nó đòi hỏi bạn phải có trình độ tiếng Anh và khả năng viết lách cực tốt, cộng thêm chút kinh nghiệm về tối ưu hoá với bộ máy tìm kiếm LinkedIn Search và Google Search Engine.
Tuy nhiên với sự phát triển của AI như hiện nay thì bạn vẫn có thể khai thác công cụ Article mà không cẩn giỏi tiếng Anh, mình sẽ dành cho những bạn rất yếu tiếng Anh một bài viết hướng dẫn riêng nhé.
Những lợi ích của Article mang lại
Article (bài viết) là nơi mà bạn chia sẻ các bài viết có giá trị tới người dùng LinkedIn, những bài viết của bạn được LinkedIn và Google quét nội dung, sau đó trả về kết quả mỗi khi người dùng tìm kiếm trên LinkedIn Search và Google Search.
Ví dụ, bạn viết một Article có nội dung là “Các công ty thiết kế website tại Việt Nam”, nếu LinkedIn và Google thu thập dữ liệu từ bài viết này và đánh giá tốt nội dung của bạn, article của bạn sẽ được chọn làm kết quả mỗi khi ai đó tìm kiếm từ khoá “công ty thiết kế website ở Việt Nam”.
Nếu một khách hàng ở Mỹ tìm từ khoá này trên LinkedIn, tất nhiên là họ sẽ nhìn thấy bài viết của bạn và nhờ đó họ sẽ tìm đến bạn để mua hàng. Vậy làm thế nào để sử dụng và khai thác Article một cách hiệu quả?
Chia sẻ kiến thức có giá trị
Bạn sẽ vứt bỏ một quyển sách có nội dung vô bổ phải không nào? Nếu bạn viết một article có nội dung vô bổ, sai ngữ pháp, hoặc lối viết văn lủng củng kém lôi cuốn, người dùng sẽ lập tức bỏ qua.
LinkedIn và Google đánh giá một article có giá trị với người dùng khi nó có nội dung lôi cuốn, hữu ích, đem lại kiến thức cho người dùng. Vì vậy, để viết một article có giá trị, bạn nhất định phải am hiểu về sản phẩm, dịch vụ và thị trường mà bạn đang kinh doanh, đảm bảo rằng nội dung mà bạn viết sẽ mang đến những giá trị tích cực cho khách hàng.
Tối ưu hoá cho bộ máy tìm kiếm
Thuật ngữ Tối ưu hoá bộ máy tìm kiếm Google (Google Search Engine Optimization – SEO) là phương pháp giúp hệ thống Google có thể dễ dàng thu thập dữ liệu nội dung từ article của bạn, đọc hiểu nội dung đó và đưa nội dung đó tới người dùng một cách chính xác.
Để tối ưu hoá bộ máy tìm kiếm Google cho article của bạn, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:
- Bài viết phải có nội dung dài, bổ ích, mang lại kiến thức giúp ích cho người đọc
- Bài viết không được sao chép, đạo nhái từ một nguồn khác
- Bài viết có tiêu đề, phụ đề rõ ràng, miêu tả ngắn gọn nội dung của toàn bài
- Bài viết có chèn hình ảnh, video sinh động
- Bài viết có dẫn nguồn từ một nguồn uy tín
- Bài viết có đường link url kết nối với một bài viết khác
Article là một công cụ khá phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ năng, tuy nhiên nếu bạn sử dụng thành thạo công cụ này, article sẽ là công cụ tuyệt vời nhất dành cho bạn.
Trên đây là toàn bộ 3 bước để xuất khẩu thành công trên LinkedIn mà mình đã đúc kết trong suốt hơn 1 năm qua, mình đã kiếm được những đơn hàng đầu tiên hoàn toàn từ 3 bước cơ bản này, và mình tin chắc là bạn cũng sẽ thành công khi áp dụng những điều mà mình mới chia sẻ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại comment hoặc kết bạn và nhắn tin cho mình nhé!