LỜI PHẬT DẠY (*) TỪ KINH TẠNG (**) PĀLI by BHIKKHU BODHI
In The Buddha’s Words by BHIKKHU BODHI
LỜI GIỚI THIỆU
Tỷ-kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, sinh năm 1944 tại Brooklyn, New York. Ngài là một tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Theravāda.
- Từ những năm ở lứa tuổi đôi mươi, Phật giáo đã có sức thu hút mãnh liệt đối với sư. Năm 1972, sau khi hoàn tất học vị Tiến sĩ Triết học tại Đại học Claremont Graduate School, sư du hành đến Sri Lanka (Tích Lan) và thọ giới Sa-di. Năm 1973, sư thọ giới Tỷ-kheo với giới sư là ngài Ānanda Maitreya, một vị sư học giả Phật giáo thuộc hàng ngũ lãnh đạo của Sri Lanka thời bấy giờ.
- Năm 1984, Tỷ-kheo Bodhi được bổ nhiệm làm Chủ biên Hội Xuất Bản Kinh Sách Phật giáo ở Kandy, Sri Lanka, sau đó ngài được bầu làm Chủ tịch Hội này. Ngài đã sinh sống và làm việctại Sri Lanka gần 30 năm.
- Năm 2002, Tỷ-kheo Bodhi trở về New York. Hiện nay, ngài cư ngụ tại Tu viện Chuang Yen, New York và giảng dạy Phật pháp tại đây và tại Bodhi Monastery ở New Jersey. Ngài cũng là Chủ tịch Hội Phật Giáo Hoa Kỳ (Buddhist Association of the United States – BAUS), Hội Yin Shun, và Chủ Tịch Sáng Lập Quỹ Phật giáo Cứu Trợ Toàn Cầu (Buddhist Global Relief), đặt trụ sở tại New York, nhằm mục đích cứu trợ nạn đói và nạn thất học toàn cầu.
Tỷ-kheo Bodhi vừa là tác giả, dịch giả và chủ biên của nhiều tác phẩm Phật học giá trị, gồm có:
- Lời Phật Dạy về sự Hòa Hợp trong Cộng Đồng và Xã Hội (The Buddha’s Teachings on Social and Communal Harmony). Bhikkhu Bodhi tuyển chọn và giới thiệu (2016).
- Tăng Chi Bộ Kinh: Bản Dịch Mới (Numerical Discourses of the Buddha: A New Translation of the Aṅguttara Nikāya) (2012), Bhikkhu Bodhi dịch.
- Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pāli (In the Buddha’s Words: An Anthology of Discourses from the Pāli Canon), Bhikkhu Bodhi tuyển chọn và giới thiệu (2005).
- Trung Bộ Kinh, Bhikkhu Bodhi đồng dịch giả với Tỷ-kheo Nānamoli (The Middle Length Discourses of the Buddha: A translation from the Majjhima Nikāya (2001).
- Tương Ưng Bộ Kinh (The Connected Discourses of the Buddha: A Translation from the Saṃyutta Nikāya), Bhikkhu Bodhi dịch (2000).
- Tăng Chi Bộ Kinh (Numerical Discourses of the Buddha: An Anthology of Suttas from the Aṅguttara Nikāya), Nyanaponika Thera dịch (1999), Bhikkhu Bodhi biên tập.
- Cẩm Nang Tổng Hợp Vi Diệu Pháp (A Comprehensive Manual of the Abhidhamma) (2000), Bhikkhu Bodhi biên soạn. Bát Thánh đạo: Con Đường Chấm Dứt Khổ Đau (The Noble Eigthfold Path: Way to the End of Suffering) (2000), Bhikkhu Bodhi biên soạn.
Giải thích thêm
(*) Lời của Phật là lời của một bậc Tĩnh Thức: “Chớ làm các điều ác, nên làm những việc lành, giữ tâm ý thanh sạch.” Đó là lời chư Phật dạy. Lời Phật dạy dễ đến độ đứa trẻ lên ba cũng nói được, nhưng khó đến độ cụ già 80 cũng không thực hành nỗi
Teaching of the Buddha—Teaching of the Awakened One: “Not to commit any sin, to do good, to purify one’s mind.” Buddha’s teaching is so easy to speak about, but very difficult to put into practice. The Buddha’s teaching is so easy that a child of three knows how to speak, but it is so difficult that even an old man of eighty finds it difficult to practice.
(**)
經藏; S: sūtra-piṭaka; P: sutta-piṭaka;
Tạng thứ hai của Tam tạng (s: tripiṭaka). Kinh tạng chứa tất cả những bài giảng do chính Phật Thích-ca thuyết. Kinh tạng viết bằng văn hệ Phạn ngữ gồm có bốn A-hàm, bằng văn hệ Pā-li của Thượng toạ bộ có năm bộ, Bộ kinh.
(經藏) ….. I. Kinh Tạng. Chỉ cho tạng kinh trong 3 tạng Kinh, Luật, Luận. (xt. Kinh). II. Kinh Tạng. Cũng gọi Kinh lâu, Kinh đường, Kinh khố, Pháp tạng, Luân tạng, Chuyển luân tạng, Tàng kinh các, Pháp bảo điện. Chỉ cho những tòa nhà cất chứa kinh điển. Cứ theo Thập bất nhị môn chỉ yếu sao quyển thượng, thì trong một châu ở Hàng châu có thiết lập 10 sở Kinh tạng do Ngô việt vương kiến tạo. Từ đời Tống về sau, do Đại tạng kinh được ấn hành nhiều lần, nên Kinh tạng cũng theo đó mà được thiết lập ở khắp nơi trong nước.
Ở Nhật bản hiện nay còn rất nhiều Kinh tạng được kiến trúc từ đời xưa, như Kinh lâu(thời Nại lương) ở chùa Pháp long và các Kinh khố được xây dựng theo kiểu Hiệu thương. Từ thời Liêm thương, hình thức cấu tạo Kinh tạng có thay đổi, tức là ở giữa Kinh đường có thiết lập Luân tạng, theo nghĩa chuyển pháp luân hoặc chuyển độc.
Tức là nếu không có thì giờ hoặc người không biết chữ để tụng, đọc kinh văn, thì cứ quay Luân tạng nhiều vòng cũng được công đức như người tụng kinh. Tại Trung quốc, Kinh tạng đã được thiết lập vào thời Nam Bắc triều, mà Luân tạng cũng đã có từ thời Đại sĩ Thiện tuệ Phó hấp đời Lương. [X. Đại đường tây vực kí Q.3; Quảng hoằng minh tập Q.22; Thích môn chính thống Q.3 Tháp miếu chí]. (xt. Phật giáo Đồ Thư Quán).
Sutta-piṭāka (P), SŪtra-piṭāka (S), Suttapiṭaka (P)Một trong tam tạng kinh điển: Kinh tạng- Luật tạng- Luận tạng, gồm 5 phẩm: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tiểu bộ kinh, Tương Ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh.
The sùtra-pitaka. Baskket of sùtras.
5557<一>指經、律、論三藏中之經藏。(參閱「經」5548)[1] <二>又作經樓、經堂、經庫、法藏、輪藏、轉輪藏、藏經閣、法寶殿。即指收藏經文之建築物。於印度、中國、朝鮮等,早已有建造經藏之事蹟,例如十不二門指要鈔卷上之記載,於杭州一州之內,即有十所經藏之設立,此係由於吳越王篤信佛教,乃命匠造立之。宋代之後,以大藏經之多次開版,隨而促成經藏之廣泛設立。於日本,造於古代之遺構極多,如法隆寺之經樓(奈良)及校倉造之經庫等均屬之。自鎌倉時代,經藏之構造有所變更,即於堂宇中心置放經箱,並做一迴轉之設計,稱爲輪藏;即從轉法輪或轉讀之意而來者。經文如此輪轉,雖未誦讀,然亦有功德可言。經藏之制於南北朝時即已設立,輪藏之制亦早在梁朝善慧大士傅翕時即已有之。〔大唐西域記卷三、廣弘明集卷二十二、釋門正統卷三塔廟志〕(參閱「佛教圖書館」2700)
Các Khóa Giảng Kinh trên mạng Internet:
- Giáo lý như thật của Đức Phật (The Buddhda’s teachings as it is) (1981).
- Kinh Tập Nipāta (Sutta Nipāta) (2004).
- Nghiên cứu có hệ thống Kinh Trung Bộ (A systematic study of the Majjhima Nikāya) (2003-2008).
- Nghiên cứu các hạnh Ba-la-mật (A Study of the Pāramis) (2008).
- Hợp tuyển lời Phật dạy từ kinh tạng Pāli (In the Buddha’s
- Words: An anthology of discourses from the Pāli Canon (2006-2008).
NGUỒN GỐC CÁC BỘ KINH NIKĀYA
Như tôi đã nói trên đây, những bài kinh tôi rút ra để đưa vào hợp tuyển này đều được chọn từ các bộ Nikāya, đó là những bộ tuyển tập kinh tạng Pāli chính gốc. Tưởng cũng cần đưa ra một vài lời giải thích về nguồn gốc và bản chất của các xuất xứ đó.
The texts I have drawn upon to fill out my scheme are, as I said above, all selected from the Nikāyas, the main sutta collections of the Pāli Canon. Some words are needed to explain the origin and nature of these sources.
Đức Phật đã không ghi lại bất cứ một bài giảng nào của Ngài, và những bài giảng của Ngài cũng không được các đệ tử của Ngài ghi lại bằng chữ viết. Văn hóa Ấn Độ thời Đức Phật sinh sống vẫn chủ yếu là văn hóa trước thời kỳ có chữ viết. (1)
The Buddha did not write down any of his teachings, nor were his teachings recorded in writing by his disciples. Indian culture at the time the Buddha lived was still predominantly preliterate.1
Đức Phật đi du hành từ thị trấn này sang thị trấn khác trong vùng thung lũng sông Hằng, giáo hóa Tăng Ni, thuyết pháp cho các gia chủ trong vùng; họ tập họp lại để nghe Ngài giảng và trả lời câu hỏi của những người thắc mắc tò mò, và Ngài tham gia vào các cuộc thảo luận với quần chúng đủ mọi thành phần trong xã hội.
The Buddha wandered from town to town in the Ganges plain, instructing his monks and nuns, giving sermons to the householders who flocked to hear him speak, answering the questions of curious inquirers, and engaging in discussions with people from all classes of society
Các văn bản ghi lại những lời giảng dạy của Ngài mà chúng ta có ngày nay không phải do chính tay Ngài viết hay từ những bài phiên tả do những người nghe Ngài giảng rồi ghi lại, nhưng là từ những hội đồng các vị Trưởng lão Tăng tổ chức kết tập kinh điển sau khi Ngài nhập Niết-bàn (Parinibbāna) nhằm mục đích gìn giữ giáo lý của Ngài.
The records of his teachings that we have do not come from his own pen or from transcriptions made by those who heard the teaching from him, but from monastic councils held after his parinibbāna—his passing away into Nibbāna—for the purpose of preserving his teaching.
Những lời giảng dạy rút ra từ những công trình do các hội đồng kết tập ấy tái dựng lại không chắc là chính xác từ miệng của Đức Phật nói. Đức Phật chắc hẳn phải thuyết pháp thật tự nhiên và đã phối hợp các chủ đề bằng vô số cách khác nhau để đáp ứng lại nhu cầu đa dạng của những người tìm đến Ngài để được hướng dẫn.
It is unlikely that the teachings that derive from these councils reproduce the Buddha’s words verbatim. The Buddha must have spoken spontaneously and elaborated upon his themes in countless ways in response to the varied needs of those who sought his guidance.
Bảo tồn bằng phương cách truyền khẩu một khối lượng tài liệu đa dạng và rộng lớn như vậy gần như là một điều không thể làm được.
Preserving by oral transmission such a vast and diverse range of material would have bordered on the impossible.
Để uốn nắn lời giảng dạy vào một mô thức thích hợp cho việc bảo tồn, các vị Trưởng lão Tăng chịu trách nhiệm về kinh văn đã phải thâu thập tài liệu và ấn hành như thế nào cho thích hợp hơn để đại chúng có thể nghe, giữ gìn, đọc tụng, học thuộc lòng và lặp lại, đó là năm yếu tố chính của văn truyền khẩu. Tiến trình này, có thể là đã bắt đầu từ thời Đức Phật còn tại thế, sẽ đưa đến một mức độ đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa trong chừng mực nào đó về những tài liệu cần được bảo tồn.
It is unlikely that the teachings that derive from these councils reproduce the Buddha’s words verbatim. The Buddha must have spoken spontaneously and elaborated upon his themes in countless ways in response to the varied needs of those who sought his guidance. Preserving by oral transmission such a vast and diverse range of material would have bordered on the impossible.
Trong thời Đức Phật còn tại thế, các bài thuyết giảng được sắp xếp thành chín loại tùy theo văn thể: sutta (kinh bằng văn xuôi), geyya (kinh vừa văn xuôi vừa văn vần), veyyākaraṇa (ký thuyết / trả lời câu hỏi), gāthā (thi kệ), udāna (lời cảm hứng), itivuttaka (như thị thuyết / lời đáng nhớ), jātaka (chuyện tiền thân Đức Phật), abbhutadhamma (vị tằng hữu pháp / pháp hy hữu), vedalla (phương quảng / vấn đáp).
During the Buddha’s life, the discourses were classified into nine categories according to literary genre: sutta (prose discourses), geyya (mixed prose and verse), veyyākaraṇa (answers to questions), gāthā (verse), udāna (inspired utterances), itivuttaka (memorable sayings), jātaka (stories of past births), abbhutadhamma (marvelous qualities), and vedalla (catechism).
(2) Vào một vài thời điểm sau khi Đức Phật nhập diệt, kế hoạch phân loại cũ này được thay thế bằng một hệ thống mới sắp xếp các bài kinh thành những tuyển tập lớn hơn gọi là Nikāya theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, hay tạng Kinh A-hàm (Āgama) theo trường phái Phật giáo Bắc Tông Ấn Độ.
At some point after his passing, this older system of classification was superceded by a new scheme that ordered the texts into larger collections called Nikāyas in the Theravāda Buddhist tradition Āgamas in the North Indian Buddhist schools
(3) Thời điểm nào bộ kinh Nikāya (A-hàm) trở nên phổ biến thì không thể biết một cách chính xác, nhưng một khi Bộ Kinh này xuất hiện, nó hầu như hoàn toàn thay thế hệ thống phân loại cũ.
Exactly when the NikāyaĀgama scheme became ascendant is not known with certainty, but once it appeared it almost completely replaced the older system.
Một trong hai phẩm của Luật tạng Pāli là Cullavagga (Tiểu Phẩm), tường thuật về những bài kinh có thẩm quyền được kết tập như thế nào ở Hội đồng Kết tập Kinh tạng lần thứ nhất, được tổ chức ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn.
The Cullavagga, one of the books of the Pāli Vinaya Piṭaka, gives an account of how the authorized texts were compiled at the first Buddhist council, held three months after the Buddha’s parinibbāna
Theo bản tường trình này, một thời gian ngắn sau khi Đức Phật nhập diệt, Tôn giả Đại Ca-diếp (MahāKassapa), vị lãnh đạo đương nhiên của giáo đoàn, đã chọn năm trăm vị Tỷ-kheo, tất cả đều là các bậc A-la-hán hay những bậc đã đạt quả vị giải thoát, để họp và kết tập một văn bản kinh điển chính thức những lời Phật dạy. Hội đồng Kết tập diễn ra vào mùa an cư tại xứ Rājagaha (là thành phố Rajgir hiện nay), thủ đô của Magadha (Ma-kiệt-đà), vào thời đó là tiểu bang thống trị của miền Trung Ấn.
According to this report, shortly after the Buddha’s death the Elder Mahākassapa, the de facto head of the Saṅgha, selected five hundred monks, all arahants or liberated ones, to meet and compile an authoritative version of the teachings. The council took place during the rains retreat at Rājagaha (modern Rajgir), the capital of Magadha, then the dominant state of Middle India.
(4) Tôn giả Đại Ca-diếp trước tiên yêu cầu Tôn giả Ưu-ba-li (Upāli), Tỷ-kheo hàng đầu về Giới luật, đọc tụng lại Giới luật. Dựa trên lời đọc tụng này mà Luật tạng (VinayaPiṭaka) được kết tập. Rồi Tôn giả Đại Ca-diếp (Mahā Kassapa) yêu cầu Tôn giả A-nan (Ānanda) đọc tụng các Pháp, nghĩa là các bài kinh, và dựa trên nền tảng các bài đọc tụng này, Kinh tạng (Sutta Piṭaka) được kết tập.
(4) Mahākassapa first requested the Venerable Upāli, the foremost specialist on disciplinary matters, to recite the Vinaya. On the basis of this recitation, the Vinaya Piṭaka, the Compilation on Discipline, was compiled. Mahākassapa then asked the Venerable Ānanda to recite “the Dhamma,” that is, the discourses, and on the basis of this recitation, the Sutta Piṭaka, the Compilation of Discourses, was compiled.
Tiểu phẩm Cullavagga nói rằng khi Tôn giả Ānanda đọc tụng Kinh tạng, các bộ Nikāya có nội dung giống như hiện nay, với các bài kinh được sắp xếp theo cùng một thứ tự như chúng ta thấy trong kinh tạng Pāli hiện nay. Lời tường thuật này chắc chắn là đã ghi lại lịch sử quá khứ qua lăng kính của thời kỳ sau
The Cullavagga states that when Ānanda recited the Sutta Piṭaka, the Nikāyas had the same contents as they do now, with the suttas arranged in the same sequence as they now appear in the Pāli Canon. This narrative doubtlessly records past history through the lens of a later period.
Tạng Kinh A-hàm của những trường phái Phật giáo khác với truyền thống Nguyên Thủy đều tương hợp với bốn bộ Nikāya chính, nhưng được sắp xếp nội dung theo một trật tự khác với các bộ kinh Nikāya tiếng Pāli.
The Āgamas of the Buddhist schools other than the Theravāda correspond to the four main Nikāyas, but they classify suttas differently and arrange their contents in a different order from the Pāli Nikāyas
Điều này gợi ý rằng nếu việc sắp xếp Tạng kinh Nikāya – A-hàm quả thật đã diễn ra ở hội đồng Kết tập Kinh tạng lần thứ nhất, thì hội đồng này chưa ấn định sắp xếp các bài kinh vào các vị trí nhất định trong hệ thống này.
This suggests that if the NikāyaĀgama arrangement did arise at the first council, the council had not yet assigned suttas to their definitive places within this scheme.
Có thể là nó đã phát sinh vào một thời điểm nào đó sau Hội đồng Kết tập lần thứ nhất, nhưng trước khi Giáo đoàn phân chia thành các bộ phái khác nhau. Hay nói cách khác, có thể là kế hoạch này phát sinh vào thời gian sau.
If it arose during the age of sectarian divisions, it might have been introduced by one school and then been borrowed by others, so that the different schools would assign their texts to different places within the scheme.
Nếu sự sắp xếp này phát sinh trong thời kỳ phân chia các bộ phái, có thể nó đã được một trong các bộ phái đề xuất và sau đó được các bộ phái khác vay mượn, từ đó các bộ phái khác nhau đã ấn định việc sắp xếp các bài kinh vào những vị trí khác nhau trong hệ thống.
Alternatively, it is possible that this scheme arose at a later time. It could have arisen at some point after the first council but before the Saṅgha split into different schools.
Trong lúc phần tường thuật của tiểu phẩm Cullavagga về Hội đồng Kết tập Kinh tạng lần thứ nhất có thể bao gồm những tài liệu mang tính huyền thoại xen lẫn với những sự kiện có tính lịch sử, hình như không có lý do gì để nghi ngờ vai trò của Tôn giả Ānanda trong việc gìn giữ các bài kinh.
While the Cullavagga’s account of the first council may include legendary material mixed with historical fact, there seems no reason to doubt Ānanda’s role in the preservation of the discourses.
Là thị giả của Đức Phật, Tôn giả Ānanda đã học thuộc những bài thuyết pháp của Đức Phật và các bậc đại đệ tử của Ngài, khắc ghi trong tâm trí, và giảng dạy lại cho những người khác. Trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế, Tôn giả đã được ca tụng về những khả năng ghi nhớ đặc biệt và được mệnh danh là “đệ nhất đa văn Thánh đệ tử” (5) (etadaggaṃ bahussutānaṃ).
As the Buddha’s personal attendant, Ānanda had learned the discourses from him and the other great disciples, kept them in mind, and taught them to others. During the Buddha’s life he was praised for his retentive capacities and was appointed “foremost of those who have learned much” (etadaggaṃ bahussutānaṃ).
Một vài vị Tỷ-kheo có thể cũng có trí nhớ ngang hàng với Tôn giả Ānanda, nhưng trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế, mỗi vị Tỷ-kheo đã phải bắt đầu chuyên môn nghiên cứu về một lãnh vực kinh văn đặc biệt nào đó. Tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa tài liệu sẽ trợ giúp tốt cho việc học thuộc lòng.
Few monks might have had memories that could equal Ānanda’s, but already during the Buddha’s lifetime individual monks must already have begun to specialize in particular texts. The standardization and simplification of the material would have facilitated memorization
Một khi các văn bản kinh đã được sắp xếp vào các bộ Nikāya hay A-hàm, những thách thức về việc bảo tồn và truyền bá di sản kinh điển sẽ được giải quyết bằng cách tổ chức các chuyên viên về kinh văn thành những tổ hợp chuyên trách về một loại tuyển tập đặc biệt nào đó.
Once the texts became classified into the Nikāyas or Āgamas, the challenges of preserving and transmitting the textual heritage were solved by organizing the textual specialists into companies dedicated to specific collections
Như vậy các tổ hợp khác nhau trong Tăng đoàn có thể tập trung học thuộc lòng và diễn giải các tuyển tập kinh văn khác nhau và nói chung giáo đoàn có thể tránh được việc áp đặt đòi hỏi mỗi cá nhân các vị Tỷ-kheo phải ghi nhớ quá nhiều.
Different companies within the Saṅgha could thus focus on memorizing and interpreting different collections and the community as a whole could avoid placing excessive demands on the memories of individual monks.
Chính bằng cách này, những lời giáo huấn của Đức Phật tiếp tục được truyền thừa trong ba trăm hoặc bốn trăm năm, cho đến khi cuối cùng chúng được ghi lại bằng chữ viết
It is in this way that the teachings would continue to be transmitted for the next three or four hundred years, until they were finally committed to writing.
Trong những thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, giáo đoàn đã chia rẽ về những vấn đề thuộc giáo lý và giới luật, cho đến thế kỷ thứ ba sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn đã có ít nhất mười tám tông phái của thời kỳ Phật giáo Bộ phái.
In the centuries following the Buddha’s death, the Saṅgha became divided over disciplinary and doctrinal issues until by the third century after the parinibbāna there were at least eighteen schools of Sectarian Buddhism
Mỗi tông phái đã có những tuyển tập được xem như là kinh tạng riêng của họ, mặc dù có thể là nhiều tông phái liên kết chặt chẽ với nhau đã chia sẻ chung một tuyển tập những kinh văn chính thức. Trong lúc những tông phái khác nhau có thể đã tổ chức sắp xếp tuyển tập của họ theo những cách khác nhau, và mặc dù tuyển tập kinh của họ chứng tỏ có sự khác nhau về các chi tiết, điều đáng chú ý là mỗi bài kinh lại rất tương tự nhau, đôi lúc hầu như giống nhau hoàn toàn, và những giáo lý hay phần tu tập thực hành thì trên căn bản vẫn giống nhau.
Each sect probably had its own collection of texts regarded more or less as canonical, though it is possible that several closely affiliated sects shared the same collection of authorized texts. While the different Buddhist schools may have organized their collections differently and though their suttas show differences of detail, the individual suttas are often remarkably similar, sometimes almost identical, and the doctrines and practices they delineate are essentially the same.
(7) Sự khác nhau về giáo lý giữa các tông phái không phải xuất phát từ chính những bài kinh nhưng là từ cách diễn giải của các chuyên gia đặc trách kinh tạng áp đặt cho chúng.Những khác biệt đó càng sâu đậm hơn sau khi các tông phái cạnh tranh nhau đã chính thức hóa những nguyên tắc triết học trong các luận đề và luận giải để diễn đạt lập trường rõ ràng của họ về các vấn đề thuộc giáo lý.
The doctrinal differences between the schools did not arise from the suttas themselves but from the interpretations the textual specialists imposed upon them. Such differences hardened after the rival schools formalized their philosophical principles in treatises and commentaries expressive of their distinctive standpoints on doctrinal issues.
Đến đây, chúng ta có thể xác định rằng những hệ thống triết lý được gạn lọc như thế chỉ có ảnh hưởng tối thiểu trên các văn bản kinh chính gốc, mà các tông phái hình như không có khuynh hướng cố ý nhào nặn cho thích hợp với chủ trương giáo lý của họ.
So far as we can determine, the refined philosophical systems had only minimal impact on the original texts themselves, which the schools seemed disinclined to manipulate to suit their doctrinal agendas.
Thay vào đó, bằng phương tiện của những bài luận giải, họ nỗ lực diễn đạt ý kinh theo một phương cách nhằm rút ra những ý tưởng nào ủng hộ cho quan điểm của họ. Chẳng có gì lạ khi những bài diễn giải đó mang tính cách bảo vệ và rất khôn khéo, có vẻ như muốn tạ lỗi với ngôn từ của các bản kinh chính gốc.
Instead, by means of their commentaries, they endeavored to interpret the suttas in such a way as to draw out ideas that supported their own views. It is not unusual for such interpretations to appear defensive and contrived, apologetic against the words of the original texts themselves.
Mời bạn đọc tiếp nhé – còn nữa!