Audit website là gì? Cách thao tác audit trang web hiệu quả

0
53

Audit website là chìa khóa để bạn có thể kiểm tra toàn diện trang web của mình. Dưới đây là một số thông tin về audit website, cùng mình tìm hiểu nhé.

Audit website là gì?

Audit website là quá trình kiểm tra chất lượng website. Hoạt động này có thể thực hiện định kỳ hoặc trước khi khởi động chiến dịch SEO tổng thể, thiết kế lại trang web.

Audit website là gì?

Bằng việc kiểm tra và phân tích kỹ lưỡng các yếu tố kỹ thuật như: Mã trạng thái HTTP, chứng chỉ SSL/TLS, chuyển hướng, tốc độ của website cho tới các yếu tố liên quan tới lập chỉ mục bạn sẽ biết được trang web của mình đã tối ưu chưa và hoạt động có hiệu quả không.

Đọc thêm: Chiến lược xây dựng Backlink chất lượng và bền vững cho trang web

Những lợi ích mà audit website mang lại

Tiến hành audit website sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả nhà quản trị doanh nghiệp lẫn các marketer. Cụ thể

Cải thiện điểm SEO

Với việc audit website, bạn có thể xác định các cơ hội để cải thiện SEO. Hoặc tìm ra lỗi và đưa ra cách khắc phục lỗi này để tối ưu website. Ví dụ, bạn có thể biết nội dung trên trang có đang nhồi nhét từ khóa không? Đặt liên kết có đúng không…

Bên cạnh đó, audit trang web cũng là cách để bạn tập trung nỗ lực SEO cho người dùng và các công cụ tìm kiếm. Làm tốt việc này, trang web của bạn sẽ nhanh chóng thích nghi và trụ vững với các thuật toán của công cụ tìm kiếm.

Đọc thêm:

Tối ưu website là gì? Cách tối ưu website hiệu quả nhất

9 công cụ kiểm tra độ uy tín của website không thể bỏ qua

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Kiểm tra trang web là cách để bạn đánh giá lại tính hiệu quả của website về mặt thu hút khách hàng tiềm năng và kích thích họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Bạn có thể tìm thấy các cơ hội mà mình đã bỏ qua trước đây, từ đó đưa ra cách để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng.

Hơn thế, audit website còn là cách để xác định những thiếu sót trong trang đích để tối ưu chúng, tăng cường chuyển đổi.

Tối ưu hóa hiệu suất trang web

Audit website đánh giá rất chính xác về nội dung và kỹ thuật của một trang web. Vì thế, quá trình audit sẽ cho bạn cơ hội kiểm tra tính chính xác và phù hợp của kỹ thuật cũng như thiết kế website hiện tại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh giá mức độ thân thiện của trang web với các công cụ tìm kiếm. Đồng thời xác định được trang web có dễ sử dụng hay không? Hoặc điều hướng website có tối ưu với mong muốn tìm kiếm của người dùng?

Xác định lỗi

Cuối cùng, quá trình audit website sẽ giúp bạn tìm ra các vấn đề đang gây tổn hại tới SEO và khả năng chuyển đổi. Chẳng hạn, liên kết bị lỗi, nội dung ẩn hay thời gian tải trang quá lâu. Thông qua việc xác định lỗi, bạn có thể tìm được cách để giải quyết các vấn đề, từ đó tăng lưu lượng truy cập.

Không dừng lại ở đó, việc đánh giá khía cạnh nội dung, kỹ thuật của trang web còn mở ra cơ hội cải thiện traffic cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi mà website có thể tạo ra.

Đọc thêm: Tối ưu website là gì? Cách tối ưu website hiệu quả nhất

Quy trình thực hiện audit website hiệu quả

Để quá trình audit website diễn ra hiệu quả, bạn có thể tham khảo quy trình 7 bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra URL website thông qua tool

Hãy lựa chọn một công cụ audit website và tiến hành phân tích xem trang web của bạn đang hoạt động như thế nào. Thông qua công cụ này, bạn có thể biết được website đang mắc lỗi gì, hiệu quả làm việc ra sao và tham khảo các đề xuất để điều chỉnh sao cho hợp lý.

Quy trình thực hiện audit website hiệu quả

Bước 2: Xác định lỗi kỹ thuật

Hãy tìm kiếm các lỗi kỹ thuật trên trang web của mình để cải thiện chức năng và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Ví dụ: các liên kết bị hỏng cần được sửa chữa kịp thời vì chúng có thể khiến người đọc cảm thấy hụt hẫng, thất vọng.

Hoặc bạn có thể gặp phải các thẻ meta và mô tả đã cũ, không còn chính xác nữa và cần phải cập nhật. Điều cần thiết là phải làm lại để các công cụ tìm kiếm dễ dàng lập chỉ mục trang web của bạn.

Một trang web dễ thu thập dữ liệu sẽ giúp các công cụ tìm kiếm phân loại nó một cách dễ dàng. Nhờ vậy, bạn không bỏ lỡ lưu lượng truy cập trang web có giá trị.

Đọc thêm: Top 10 website thương mại điện tử lớn ở Singapore năm 2024

Bước 3: Đánh giá SEO

Tiến hành kiểm tra các vấn đề liên quan đến SEO để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Coccoc… Tốt nhất bạn nên kiểm tra kỹ chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của mình để đảm bảo đạt được kết quả như mong muốn.

  • Sử dụng một công cụ để xem xét thứ hạng kết quả tìm kiếm trang web của bạn.
  • Kiểm tra và xem thứ hạng của bạn đã thay đổi như thế nào so với lần kiểm tra trước đó.
  • Đánh giá mật độ từ khóa của bạn để đảm bảo bạn sử dụng các thuật ngữ và cụm từ tốt nhất cho ngành/lĩnh vực của mình.
  • Cả SEO onpage và SEO offpage đều rất quan trọng đối với thứ hạng tổng thể của website trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).

Ví dụ: Nội dung của website/ blog, đồ họa, mô tả meta, tiêu đề, văn bản thay thế cho hình ảnh,… Ngoài ra, bạn cần xây dựng backlink để nâng cao uy tín cho trang web của bạn.

Bước 4: Đánh giá thiết kế và UX

Trong quá trình kiểm tra, bạn cũng cần xem xét kỹ thiết kế trang web của mình. Điều quan trọng là đảm bảo rằng trang web của bạn giúp khách truy cập dễ dàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm.

Hãy kiểm tra menu điều hướng để đảm bảo các nút, liên kết, biểu mẫu vẫn còn hoạt động và dễ sử dụng. Bạn cũng nên xác định phần nào trên trang web của bạn đang nhận được nhiều lưu lượng truy cập nhất, từ đó thêm nhiều CTA hơn và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Tối ưu hóa trang web của bạn cho thiết bị di động cũng là một ý tưởng hay. Làm như vậy sẽ đảm bảo người dùng có thể truy cập trang web của bạn trên máy tính và thiết bị di động, bao gồm cả điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Bước 5: Đánh giá nội dung

Duy trì tính nhất quán của thương hiệu là một phần quan trọng của tiếp thị kỹ thuật số. Đừng quên xem lại nội dung của bạn một cách cẩn thận để đảm bảo bạn đang xuất bản nội dung có chất lượng.

Tiến hành đánh giá các bài đăng trên blog để đảm bảo thông tin chính xác. Nếu bạn nhận thấy có thông tin cũ, hãy cập nhật và làm mới chúng. Đây cũng là cơ hội để bạn có thể thêm những ý tưởng mới cho website của mình trong tương lai.

Bước 6: Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một điều cần làm khi audit website định kỳ. Điều này tạo cơ hội cho bạn xem xét các đối thủ cạnh tranh, tìm ra cách để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, nâng cao tỷ lệ chốt đơn.

Nếu bạn nhận thấy một đối thủ cạnh tranh gần đây đã vượt lên trước bạn trên SERP, hãy kiểm tra trang web của họ để xem liệu họ có cập nhật gì gần đây không. Bạn có thể cải tiến trang web của mình để dẫn đầu một lần nữa.

Bạn cũng nên đánh giá các trang web xếp hạng hàng đầu cho một từ khóa cụ thể. Thứ hạng của bạn càng cao càng dễ dàng thu hút lưu lượng truy cập chất lượng đến trang web của mình và tạo ra nhiều doanh thu hơn.

Bước 7: Tiến hành cập nhật, sửa chữa website

Sau khi hoàn tất quá trình audit website của mình, bạn có thể thực hiện một số bước để đảm bảo nỗ lực của mình không bị lãng phí.

  • Lập danh sách lỗi cần sửa chữa hoặc điều chỉnh

Hãy đặt các lỗi quan trọng lên đầu tiên và tiến hành sửa chữa nó. Việc sắp xếp các lỗi thành danh sách theo thứ tự ưu tiên sẽ giúp nhân sự giải quyết các vấn đề nhanh và hiệu quả hơn.

  • Kiểm tra nội dung

Xem lại nội dung để biết nó tạo ra nhiều hay ít lưu lượng truy cập hơn trước. Nếu điều đó dẫn đến lượng truy cập ít hơn, bạn có thể phải tiếp tục điều chỉnh phần nội dung. Nếu bạn nhận được nhiều khách truy cập hơn trên các trang hãy cân nhắc thêm CTA để cải thiện doanh số bán hàng.

Khi nào bạn nên thực hiện audit website?

Đối với website thương mại điện tử

Bạn nên kiểm tra thường xuyên theo hàng tuần hoặc hàng tháng. Điều này sẽ đảm bảo cửa hàng trực tuyến có thể hoạt động ổn định. Ngoài ra, bạn cũng có thể kịp thời phát hiện lỗi phát sinh hoặc cập nhật thông tin từ đó tối ưu hóa chiến lược để thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Khi nào thì nên thực hiện audit website

Việc kiểm tra website thương mại điện tử là rất quan trọng. Đặc biệt là khi website mới được nâng cấp hoặc phát hiện tỷ lệ chuyển đổi giảm đột ngột và kéo dài. Bạn có thể phân tích một số thông tin về: Kênh bán hàng, đường dẫn mà khách truy cập, giao diện website…

Đối với website giới thiệu

So với website thương mại điện tử, trang web giới thiệu không cập nhật thông tin quá thường xuyên. Vì thế, bạn có thể audit website mỗi năm một lần hoặc thực hiện theo hàng quý. Việc kiểm tra có thể thực hiện khi thấy:

  • Lượng traffic từ công cụ tìm kiếm và tỷ lệ chuyển đổi bị giảm mạnh
  • Cần thu hút một lượng khách hàng tiềm năng mới.
  • Tương tự như website thương mại điện tử, bạn có thể kiểm tra các khía cạnh: Kỹ thuật, SEO, chất lượng nội dung…

Một số công cụ hỗ trợ audit Website

Moz

Công cụ này giúp thu thập dữ liệu trang web để tìm ra các lỗi có thể đe dọa tới thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm, nhằm thu thập thông tin trang web và xem xét liệu bạn có nội dung trùng lặp hay không. Đồng thời, cung cấp thông tin có giá trị về các giải pháp cho vấn đề hiện tại của trang web.

Sau khi hoàn tất, Moz sẽ gửi cho bạn một email báo cáo. Bạn có thể lên lịch phân tích tự động và nhận báo cáo qua email mỗi tuần một lần hoặc mỗi tháng một lần.

Đọc thêm: Cách đăng kí tài khoản trên Easymail.biz

Ahrefs

Công cụ audit website của Ahrefs được quảng cáo là một trong những phần mềm kiểm tra trang web tốt nhất trên thị trường, kiểm tra kỹ lưỡng trang web để xác định các vấn đề kỹ thuật và SEO trên trang.

Cung cấp điểm số về tình trạng SEO tổng thể, phân tích các dữ liệu thông qua biểu đồ và đưa ra các đề xuất để cải thiện.

SEMrush

SEMrush được thiết kế để thực hiện phân tích SEO toàn diện, phát hiện và ưu tiên các vấn đề kỹ thuật trên trang web của bạn. Công cụ audit website này có nhiều tính năng phù hợp với các khía cạnh khác nhau của tiếp thị kỹ thuật số.

Ví dụ, ngoài tính năng kiểm tra trang web, nó còn tự hào là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất.

Screaming Frog

Đây là một trong những công cụ audit website tốt nhất trong ngành. Công cụ này tích hợp với Google Analytics, Search Console, PageSpeed ​​Insights và các API khác giúp phân tích toàn diện về dữ liệu hiệu suất và người dùng cho tất cả các URL trong mỗi lần thu thập thông tin.

Nó cũng cung cấp các tính năng hiển thị trang web độc đáo và khả năng lên lịch thu thập thông tin theo các khoảng thời gian đã chọn. Giao diện trực quan và hấp dẫn, khả năng thu thập dữ liệu mạnh mẽ và cài đặt có thể tùy chỉnh. Tuy nhiên, giao diện của công cụ này thể gây khó khăn cho người mới sử dụng.

Netpeak Spider

Netpeak Checker cho phép so sánh nhiều trang web cùng lúc bằng cách sử dụng tìm kiếm SERP. Nhờ vậy, người dùng có được thông tin chi tiết về cách trang web của bạn hoạt động so với đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó, nó tích hợp với 25 dịch vụ SEO chính, cho phép bạn xuất hơn 450 thông số, từ đó cung cấp cái nhìn tổng hợp về các số liệu như quyền hạn, độ tin cậy, chất lượng backlink…

Ngoài ra, công cụ này có thể phát hiện hơn 100 vấn đề cần được tối ưu hóa trên trang web của bạn, bao gồm các liên kết bị hỏng, lỗi hình ảnh, trùng lặp nội dung.

Trên đây là một số thông tin về audit website mà mình muốn chia sẻ cùng bạn. Mong rằng, qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về kiểm tra website và quy trình để audit hiệu quả. Đón đọc thêm các kiến thức mới nhất về website được chúng tôi cập nhật mỗi ngày tại đây.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay tư vấn dịch vụ email doanh nghiệp, hosting, thiết kế website thì cứ liên hệ Thảo 0909 576 798 nha.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here