Không đánh không mắng, vậy người Nhật có cách phạt con đặc biệt thế nào?

0
57
vậy người Nhật có cách phạt con đặc biệt thế nào

Không đánh không mắng, vậy người Nhật có cách phạt con đặc biệt thế nào? Trẻ em Nhật ngay từ nhỏ đã biết tự lập, kỉ luật và vâng lời. Cha mẹ của quốc gia mặt trời mọc luôn ý thức việc dạy con từ sớm với cách thưởng – phạt rất riêng.

Ở quốc gia nào cũng vậy, trẻ con luôn có những phút giây nghịch ngợm quá trớn và vấp phải những sai lầm trong vô thức. Chính vì thế, cha mẹ không chỉ là tấm gương, mà còn là “người thực thi công lý” trong gia đình, cần kịp thời nhận ra và uốn nắn trẻ đúng cách.

Tuy nhiên, đòn roi, la mắng chưa chắc đã là cách hay để dạy con nên người. Trong nhiều trường hợp, những cách làm này còn gây phản tác dụng, khiến trẻ trở nên ngỗ ngược và không chịu nghe lời.

Đối với người Nhật, họ có cách dạy con mà các bậc làm cha làm mẹ nên suy ngẫm và tham khảo.

Không đánh không mắng, vậy người Nhật có cách phạt con đặc biệt thế nào?

1. Không phạt con ở nơi công cộng

Tiểu thuyết gia người Mỹ Kate Lewis cho biết bản thân từng có nhiều năm sống và làm việc tại Nhật Bản. Chính điều này đã cho bà những suy ngẫm đặc biệt sâu sắc khi chứng kiến cách giáo dục, nuôi dạy một đứa trẻ của người Nhật.

Không đánh không mắng, vậy người Nhật có cách phạt con đặc biệt thế nào

Cụ thể, trong nhiều năm như vậy, bà chưa từng bắt gặp hình ảnh cha mẹ Nhật nổi giận hay la mắng con cái ở nơi công cộng hay ở trước mặt người ngoài. Sau khi tìm hiểu, bà biết rằng, đây chính là một biểu hiện của nghệ thuật kỷ luật, hay còn gọi là shitsuke của đất nước hoa anh đào.

Nếu con phạm lỗi, cha mẹ sẽ nói chuyện với con ở nơi riêng tư, không mắng con ở nơi đông người hoặc trước mặt người khác. Cách xử lý này giúp trẻ giữ được lòng tự trọng và tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

2. Chỉ phạt hành vi

Khi trẻ mắc lỗi, nhiều cha mẹ có xu hướng “giận cá chém thớt”, liên kết từ lỗi này sang lỗi khác, từ chuyện hôm nay sang chuyện trong quá khứ. Điều này tạo nên cảm giác “tội chồng thêm tội”, sai lầm ngày một nặng nề hơn, khiến cha mẹ càng tức giận hơn và phạt trẻ bằng nhiều hình thức nặng nề.

Tuy nhiên, cha mẹ Nhật Bản thường chỉ tập trung phạt lỗi sai của trẻ. Ví dụ, khi trẻ làm đổ đồ ăn, làm bẩn sàn nhà, các em sẽ được yêu cầu tự dọn dẹp để ghi nhớ lỗi sai, tránh tái phạm.

Cách làm này giúp trẻ nhận thức rõ về sai lầm của hiện tại, không chịu cảm giác “bị đay nghiến” trong ngôi nhà của mình.

Không đánh không mắng, vậy người Nhật có cách phạt con đặc biệt thế nào?

3. Không cho con xem TV

  • Phụ huynh Nhật có một châm ngôn truyền miệng là “Tắt tivi, bật ý tưởng”. Họ luôn ý thức được rằng, việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện.
Không cho con xem TV
  • Đồng thời, nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ. Từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người.
  • Do đó, tắt tivi không chỉ là một phương pháp kỷ luật con cái mà còn được xem là nguyên tắc áp dụng thường ngày. Để thay đổi sự chú ý của trẻ, họ sẽ đưa ra những trò chơi vận động ngoài trời lành mạnh, bổ ích hơn.

4. Tôn trọng cảm xúc của con

Cha mẹ Nhật Bản được biết đến là những người nghiêm khắc, nhưng họ luôn tôn trọng con cái và người khác trong mọi hoàn cảnh. Ý thức này khiến cha mẹ luôn hạn chế những lời nói hoặc hành vi nặng nề, gây tổn thương tới trẻ hết mức có thể.

Cho dù khi con phạm lỗi, cha mẹ tức giận đến đâu, họ cũng đặt cảm xúc của con lên hàng đầu. Cha mẹ sẽ cùng ngồi lại với con cái, thẳng thắn chỉ ra những điều trẻ làm chưa đúng, sau đó làm gương hoặc hướng dẫn trẻ sửa chữa lỗi lầm của mình.

5. Kỷ luật đi kèm khen thưởng

Cha mẹ Nhật Bản thường động viên, khen ngợi hành động của con khi trẻ đã nhận ra lỗi lầm và biết tự sửa lỗi. Nhiều gia đình tin rằng, cơ chế thưởng – phạt sẽ giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc tự cố gắng để thay đổi chính mình. Khi hiệu quả thay đổi tích cực, các em sẽ được cha mẹ, người lớn ghi nhận, coi trọng.

Từ đó, trẻ em Nhật sẽ có ý thức tự chú ý và điều chỉnh hành vi của mình tốt hơn.

Không đánh không mắng, vậy người Nhật có cách phạt con đặc biệt thế nào? – Ảnh 3.

6. Không dỗ dành

Nhiều cha mẹ Việt thường chủ động dỗ dành, xoa dịu khi thấy trẻ quấy khóc. Tuy vậy, người Nhật thường không làm điều này. Khi trẻ nổi cơn thịnh nộ, la hét, khóc lớn, họ chỉ tỏ ra không quan tâm, thậm chí bỏ đi nơi khác và để trẻ khóc một mình.

Cách làm này khiến trẻ nhận ra ăn vạ với người lớn không hiệu quả, từ đó sẽ không tái phạm.

7. Dạy con tính kỷ luật từ bé

Các gia đình Nhật Bản quan niệm rằng, ngay từ khi còn nhỏ, cần phải đề cao tinh thần kỷ luật cho con cái để sau này, trẻ lớn lên vẫn đảm bảo cư xử đúng mực. Vì thế, từ những năm đầu tiên, cha mẹ Nhật đã đặt ra những quy tắc ứng xử để giúp trẻ điều chỉnh hành vi và hình thành thói quen tốt. Dần dần, trẻ không bị người khác kiểm soát mà vẫn có thể tự phát triển thói quen đó theo chính khả năng của bản thân.

Cách kỷ luật có thể thay đổi theo độ tuổi của trẻ và cách nhìn nhận của cha mẹ. Dù chọn cách nào, cha mẹ Nhật vẫn giúp trẻ tự suy nghĩ, đánh giá và điều chỉnh hành vi của bản thân.

Nguồn: Toutiao

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here